Bảo quản cua biển như thế nào

Hải sản là một nhóm thực phẩm phổ biến và được nhiều người yêu thích vì nó không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Hôm nay, chuyên mục Mẹo vào bếp sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý hải sản trước khi bảo quản và cách bảo quản hải sản đúng cách.

Xử lý hải sản các loại trước khi bảo quản
Đối với các loại cá biển, để có thể quản quản được lâu bạn nên xử lý như sau: Dùng dao cắt cá biển thành từng khúc, sau đó đem đi nướng sơ trên bếp lửa, rồi dùng giấy báo gói lại và đóng hộp cho kín.

Còn với các loại hải sản khác như tôm sú, ghẹ, mực, ốc, ngao, sò thì có cách bảo quản đơn giản hơn. Bạn chỉ cần ướp các loại hải sản này cùng với đá nhỏ trong thùng, cứ một lớp đá rồi đến hải sản, lần lượt ướp xen kẽ với nhau. Sau đó đậy kín nắp, rồi dùng băng keo dán chặt lại là được.

Riêng cua bể thì bạn nên dùng lá chuối tươi quấn quanh bụng và mai cua khoảng 2 – 5 con chung với nhau cho dễ cầm nắm. Lưu ý là bạn nên buộc chặt bẹ chuối và thường xuyên vẩy nước vào, tránh để cua phơi nắng. Bằng cách này bạn có thể bảo quản cua luôn tươi trong vòng 1 tuần.

Xử lý hải sản các loại trước khi bảo quản

  • Với các loại mực trước khi đem đi bảo quản cần phải làm sạch ruột và lớp da của mực. Sau đó đựng trong túi nilon rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản.
  • Ngăn mát của tủ lạnh với nhiệt độ từ 0 – 4 độ C là thích hợp nhất để bảo quản mực. Trong trường hợp bạn cần chế biến ngay thì nên ướp mực trước để mực có thể giữ được độ tươi ngon hơn.
  • Tôm sau khi mua về thì cần cắt bỏ râu và rửa sạch. Sau đó bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, nếu muốn dùng ngay trong ngày hoặc ngày hôm sau. Còn nếu bạn có ý định dự trữ lâu hơn thì nên để ở ngăn đông tủ lạnh nhé.
  • Cua hay ghẹ cũng khá đơn giản để bạn có thể bảo quản, chỉ cần rửa sạch rồi cho vào hộp đựng thực phẩm.
  • Cũng giống với tôm bạn có thể để trong ngăn mát tủ lạnh nếu cần sử dụng trong ngày hoặc sang ngày hôm sau và cho vào ngăn đông nếu chưa cần sử dụng ngay. Nhưng cũng không nên để quá lâu thịt của chúng sẽ mất dần độ tươi ngon đấy!
  • Những loại có vỏ cứng như hàu, sò điệp thường dính rất nhiều chất bẩn do môi trường sống vùi sâu dưới cát. Do đó trước khi bảo quản bạn nên ngâm với nước để chúng nhả hết các chất bẩn, sau đó rửa sạch.
  • Kế đến, cho vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín và bỏ vào trong tủ lạnh cách xa các thực phẩm khác để tránh bị ám mùi nhé!
  • Còn với cá bạn nên sơ chế bằng cách bỏ phần ruột và rửa sạch, bởi ruột cá rất mau hỏng nên sẽ khiến phần thịt cá cũng nhanh chóng hỏng theo. Cá sau khi đã qua công đoạn xử lý cần cho vào hộp và bảo quản ở ngăn đông của tủ lạnh.
  • Khi cần sử dụng thì không nên rã đông tự nhiên ở nhiệt độ bình thường mà nên cho vào ngăn mát để lớp đá được tan từ từ sẽ giúp thịt cá vẫn luôn tươi ngon, chắc thịt mà không bị rã.
  • Lưu ý khi bảo quản hải sản với các loại thực phẩm khác
    Sắp xếp và phân loại hải sản với các thực phẩm khác là một trong những lưu ý quan trọng khi bảo quản hải sản.
  • Thực phẩm tươi sống: Để tránh các loại thực phẩm tươi sống bị ám mùi của nhau, bạn nên chia nhỏ ra từng phần rồi bảo quản trong hộp đựng thực phẩm, đậy kín. Cách làm này không chỉ tiện dụng mà có thể tránh được việc bạn lấy ra, bỏ vào tủ lạnh nhiều lần làm ảnh hưởng đến hải sản được bảo quản chung.
  • Rau, củ, quả: Rau củ quả khi úa vàng sẽ sản sinh ra khí ethylene làm ảnh hưởng đến các thực phẩm xung quanh nên cần phải loại bỏ, sau đó rửa sạch lại để tránh gây hư hỏng cho các loại hải sản đang được bảo quản chung.
  • Thức ăn đã nấu chín: Việc làm nguội thức ăn đang nóng trước khi bảo quản là cần thiết. Vì nếu thức ăn đang nóng mà cho vào tủ lạnh có nhiệt độ thấp sẽ làm thức ăn bị thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến chúng biến chất. Đồng thời nó còn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây ảnh hưởng các loại thực phẩm được bảo quản chung trong tủ lạnh.

Cách chế biến hải sản sau khi bảo quản

  • Đa phần hải sản sẽ được cấp đông ở ngăn đá nên khi muốn chế biến thì cần được rã đông đúng cách. Sau khi lấy ra, bạn nên để chúng ở ngăn mát trước 1 ngày hoặc cần sử dụng ngay thì có thể để chúng dưới vòi nước lạnh hay dùng lò vi sóng để rã đông.
  • Lưu ý: Không nên rã đông bằng nước nóng bởi vì nước nóng có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập, khiến chúng không còn tươi ngon cũng như mất dần đi hương vị.
  • Khi chế biến hải sản hấp thì nên đặt hải sản cao hơn mặt nước khoảng 7cm và nấu ở lửa nhỏ, đậy kín nắp. Nước sôi thì tắt bếp và giữ nguyên hải sản trong nồi khoảng 4 – 9 phút cho hải sản được chín đều thì mới mở nắp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để hải sản quá lâu trong nồi sẽ khiến nó bị khô và mất đi vị ngọt vốn có.
  • Còn đối với các món nướng, trước khi đem đi nướng bạn nên bọc hải sản lại bằng giấy bạc, sau đó mới cho vào lò vi sóng hoặc lò nướng và nướng ở nhiệt độ 200 – 230 độ C. Nếu dùng bếp than thì nên phết một lớp dầu lên trên vỉ nướng trước khi cho hải sản lên, trong quá trình nướng nên chú ý thường xuyên trở vỉ nướng và phết thêm dầu ăn lên hải sản để tránh hải sản bị khô và cháy.

Cách bảo quản hải sản để vận chuyển đi xa

  • Tùy vào từng loại hải sản mà sẽ có các cách bảo quản khác nhau, do đó, nếu bạn muốn vận chuyển hải sản đi xa thì nên lưu ý 3 cách bảo quản mà Điện máy XANH chia sẻ dưới đây nhé:
  • Cua thường có cách bảo quản khá đơn giản: Bạn chỉ cần lưu trữ cua trong thùng xốp sau đó đặt một chiếc khăn ẩm lên trên bề mặt cua để giữ ẩm.
  • Chú ý đục các lỗ nhỏ trên nắp thùng để cua được thông khí nhé. Với cách làm này cua có thể bảo quản lên đến 12 tiếng trong quá trình vận chuyển mà không bị ngộp.
  • Đới với tôm, ghẹ thì bảo quản bằng cách sốc nhiệt khi vận chuyển là cách thích hợp và phổ biến nhất mà nhiều người hay sử dụng. “Sốc nhiệt” có thể hiểu đơn giản là phương pháp làm thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột, khiến chúng rơi vào trạng thái ngủ đông.
  • Do đó trong trường hợp này, bạn chỉ cần cho tôm, ghẹ vào nước lạnh, sau đó cho vào túi nilon, bơm thêm oxy, buộc chặt và xếp ngay ngắn từng túi vào thùng xốp, dùng băng keo dán kín là được. Khi vận chuyển đến nơi, hải sản sẽ vẫn luôn tươi ngon và bạn chỉ cần cho tôm, ghẹ vào nước có nhiệt độ bình thường là đã có thể chế biến.
  • Cách cuối cùng mà Điện máy XANH muốn chia sẻ đến bạn đó chính là dùng thuốc gây mê hải sản. Hòa tan 1 lượng vừa đủ thuốc gây mê vào trong nước, sau đó cho cá vào để thuốc ngấm dần và gây mê cá. Tiếp đến cho cá vào thùng và đóng kín nắp lại là bạn đã có thể vận chuyển.

Tuy nhiên, bạn nên mua thuốc ở những chỗ uy tín, đảm bảo chất lượng, không mua các loại thuốc được bán trôi nổi trên thị trường. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý chọn mua thuốc gây mê cho cá thực phẩm, tránh mua nhầm loại cho cá cảnh.

 

Trả lời